Minh Vương (sinh năm 1949) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam. Ông được Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lĩnh vực sân khấu, Bộ VH-TT-DL phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007 vì những thành tích đóng góp của mình trong nghệ thuật cải lương.[1]
Ngày 26/7/2018, ông được Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lĩnh vực sân khấu, Bộ VH-TT-DL phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2018 cùng với 2 nghệ sĩ cải lương gạo cội: NSND Thanh Tuấn, NSND Giang Châu,...
Sự nghiệp
Ông tên khai sinh là Nguyễn Văn Vưng, được cho là sinh ngày 1 tháng 7 (sau cuộc phẫu thuật ghép thận thành công vào ngày 1 tháng 7 năm 2012, ông quyết định chọn ngày này làm ngày sinh chính thức) năm 1949 tại Cần Giuộc, Long An. Gia đình ông có 7 anh em, đều sinh ra và lớn lên tại Long An. Năm 10 tuổi, ông theo cha mẹ lên Sài Gòn lập nghiệp. Ông theo học trung học, nhưng lại mê hát cải lương, nên tìm đến thầy Bảy Trạch. Ông từng đi làm em nuôi của những đào kép chính, phải khuân vác, xách đồ khi đoàn di chuyển, biểu diễn.[2]
Bắt đầu đi hát năm 14 tuổi (1964) và sau khi đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ, được bầu Long ở đoàn Kim Chung mời ký hợp đồng. Ði hát chưa được 1 năm thì Minh Vương bị bệnh, tóc rụng, nên phải nghỉ ở nhà chữa bệnh. 1 năm sau, Minh Vương trở lại đoàn hát. Ông nhận bất cứ vai diễn nào với tâm niệm: "Có công mài sắt có ngày nên kim".[3]
Năm 1967, Minh Vương được hát kép chính, lúc đó 18 tuổi và thực sự năm đó đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng. Năm 1971, tên tuổi của Minh Vương thực sự bắt đầu tỏa sáng, được nhiều hãng băng đĩa chú ý, mời thu thanh. Đồng thời, Minh Vương được mời đóng phim Sám hối.[4]
Đến năm 1972, thì Minh Vương cùng vợ thành lập đoàn cải lương Việt Nam lưu diễn khắp nơi cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Minh Vương từng là diễn viên của Đoàn Sài Gòn, Đoàn Văn công Thành phố Hồ Chí Minh. Anh cũng đã từng đi sang biểu diễn ở Tây Âu cùng với các nghệ sĩ tài danh khác.[5]
Các nam nữ nghệ sĩ ông có dịp hát, diễn chung: Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Tuấn, Thanh Sang, Minh Phụng, Minh Cảnh, Thanh Kim Huệ, Mỹ Châu, Út Bạch Lan,...
Danh hiệu, giải thưởng
Khôi nguyên vọng cổ (1964).
Diễn viên sân khấu được yêu thích nhất sau 10 năm giải phóng do báo Tuổi Trẻ bình chọn (1985).
Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (1990).
Danh ca vọng cổ được yêu thích nhất do báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (1990).
Giải nam - nữ diễn viên cải lương đóng chung được yêu thích nhất (cùng với Lệ Thủy) do báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (1992).
Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007.
Kỷ lục Guinness Việt Nam 2008 cho cặp đào – kép đóng chung lâu năm và ăn ý nhất (cùng với Lệ Thủy).
Giải Mai vàng 2008 do báo Người lao động tổ chức.
Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, ngày 26/7/2018.
Các vai diễn nổi bật
Cải lương
Đêm lạnh chùa hoang (vai Tần Lĩnh Sơn)
Đoạn tuyệt (vai Dũng)
Đời cô Hạnh (vai đại uý Lê Bá Phước)
Đời cô Lựu (vai Võ Minh Luân)
Đường gươm Nguyên Bá (vai Thượng tướng Nguyên Bá)
Kiếp nào có yêu nhau (vai Mộ Dung Thạch)
Máu nhuộm sân chùa (vai Chu Khắc Kiệt)
Người đẹp giữa rừng khuya (vai Tương Như)
Người tình trên chiến trận (vai Cổ Thạch Xuyên)
Nửa đời hương phấn (vai Tùng)
Rạng ngọc Côn Sơn (vai Nguyễn Trãi)
Tái sanh duyên (vai Hoàng Phủ Thiếu Hoa)
Tấm lòng của biển (vai Tấn)
Tiêu Anh Phụng (vai Hoàng tử)
Tô Ánh Nguyệt (vai Minh)
Xin một lần yêu nhau (vai Dư Hải Long)
Các bài tân cổ, vọng cổ
Bánh bông lan (Tác giả: Quế Chi, Viết Chung)
Biển tình
Bìm bịp kêu
Bóng người cùng thôn
Buồn trong kỷ niệm
Căn nhà màu tím
Câu chuyện đầu năm
Chiếc xuồng cui
Chiều quê
Chuyến tàu hoàng hôn (Tân nhạc: Hoài Linh, Minh Kỳ; cổ nhạc: Loan Thảo)
Chuyến xe cuối tuần (Tác giả: Việt Sơn)
Dấu chân kỷ niệm
Duyên tình
Đêm đông
Đò nghèo
Đội gạo đường xa
Em bé vởt lon bia
Gánh nước đêm trăng
Gương mặt Kiên Giang
Hành trình trên đất phù sa
Hãy trả lời em
Huyền thoại Langbiang (Tác giả: Việt Sơn)
Hương tình yêu
Lá thư ngày tết
Lòng dạ đàn bà (Sáng tác: Viễn Châu)
Lối cũ em về
Lối về xóm nhỏ (Tân nhạc: Trịnh Hưng; cổ nhạc: Loan Thảo)
Lý chim quyên (Tác giả: Loan Thảo)
Lý ngựa ô
Khi không
Khổ tâm
Không cảm xúc
Khói lam chiều
Kỷ niệm thời con gái
Mẹ ơi hãy yên lòng (Tác giả: Võ Đông Điền)
Mimosa
Mơ hoa
Nấu bánh đêm xuân (Sáng tác: Quy Sắc)
Ngày hạnh phúc (Nhạc: Lam Phương; lời vọng cổ: Loan Thảo)
Ngợi ca quê hương em
Người đánh đàn trên sông Mỹ Thuận (Tác giả: Viễn Châu)
Nhịp võng đong đưa
Quê hương (Thơ: Đỗ Trung Quân; nhạc: Giáp Văn Thạch; lời vọng cổ: Phan Văn Thanh)
Tần Quỳnh khóc bạn (Sáng tác: Viễn Châu)
Tặng đời chiếc nón bài thơ (Sáng tác: Trần Phán)
Thương nhau hát lý qua cầu
Tiếng xưa
Tình anh bán chiếu (Soạn giả: Viễn Châu)
Tình đôi ta
Tình phụ tử
Tôn Tẫn giả điên (Sáng tác: Viễn Châu)
Tôi yêu
Trên đảo xa nhớ Bác
Tu là cội phúc (Tác giả: Viễn Châu)
Võ Đông Sơ (Tác giả: Viễn Châu)
Vợ người ta (Nhạc: Phan Mạnh Quỳnh, lời vọng cổ: Anh Kiệt)
Xa vắng
Xe hoa cách biệt
Xin trả tôi về
...
Source: wikipedia Tên Bài Báo về Minh Vương | Ngày Đăng | Ca Sĩ Minh Vương: 'Năm Nay, Tôi Đón Tết Ở Khu Cách Ly' | 03 Tháng 02, 2021 | Nghệ Sĩ Minh Vương: Hồi Sinh Từ Ca Ghép Thận Đến Danh Hiệu Nghệ Sĩ Nhân Dân | 18 Tháng 10, 2019 | NSND Minh Vương, Người Nghệ Sĩ Hồi Sinh Sau Cơn Bạo Bệnh | 05 Tháng 05, 2019 | Con Trai Nsưt Minh Vương: Doanh Nhân Thành Đạt Cống Hiến Thầm Lặng Cho Nghệ Thuật Cải Lương! | 05 Tháng 01, 2019 | NSƯT Minh Vương Mừng Sinh Nhật "Tuổi 39" | 30 Tháng 05, 2015 | Minh Vương Làm Album Âm Hưởng Rock Về Hồ Chí Minh | 19 Tháng 05, 2015 | NSƯT Minh Vương Lên Kế Hoạch Triển Lãm Đời Mình | 26 Tháng 02, 2015 | Nghệ Sĩ Tiết Lộ “4 Điều Tránh” Trên Sân Khấu | 25 Tháng 02, 2015 | Nghệ Sĩ Minh Vương: Những Vai Diễn Để Đời | 09 Tháng 12, 2014 | NSƯT Minh Vương Phấn Khởi Ngày Gả Con Gái | 16 Tháng 07, 2014 | Thanh Niên Bị Tai Nạn Hiến Thận Cho Nghệ Sĩ Minh Vương | 10 Tháng 07, 2012 |
|
|