Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Ca Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Ca Sĩ » Tiểu Sử Duy Khánh


    Duy Khánh (1938-2003) tên thật là Nguyễn văn Diệp, sinh năm 1938 tại Quảng Trị. Anh khởi nghiệp là một ca sĩ từ năm 1954 rồi mới chuyển qua viết nhạc từ những năm đầu thập niên 60. Anh là một người con Quảng Trị chân chính. Khi đã thành danh, nổi tiếng toàn quốc với hàng triệu thính giả ái mộ, chàng ca nhạc sĩ đẹp trai cao lớn này đã không những không chối bỏ mà còn rất hãnh diện về gốc tích quê hương nghèo khổ của mình: “Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền thùy dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua; thôn xóm tôi sống đòi dân cày” (Tình Ca Quê Hương). Anh đã nói chuyện, tiếp xúc báo giới, truyền thanh truyền hình với một giọng nói hoàn toàn Quảng Trị dù đã sống xa quê hàng 50 năm dài trên các thành phố, thủ đô miền Nam, hay trên mảnh đất tạm dung Hoa Kỳ. Ðúng như lời nhạc sĩ Phạm Duy đã phát biểu trong ngày đưa tiễn anh về bên kia thế giới: “Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh”
    Ca nhạc sĩ Duy Khánh, mà suốt một cuộc đời và sự nghiệp gắn liền với nền tân nhạc miền Nam, đã trở thành biểu tượng cho lòng chung thủy tha thiết yêu mến quê hương; là niềm hãnh diện cho những con dân núi Mai sông Hãn dù ở thế hệ nào, dù ở bất cứ địa bàn nào trên năm châu bốn biển.
    Là con áp út trong một gia đình vọng tộc, gốc làng An Cư, Triệu Phong (dòng dõi Quân Công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh Ðại thần có uy quyền tối thượng trong nhiều đời vua triều Nguyễn). Duy khánh đã lớn lên trong một nền giáo dục cổ truyền nặng ảnh hưởng Nho và Phật giáo. Thân sinh anh là cụ Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh QT. Cụ Triển (thường được biết dưới tên ông Trợ Triển) lại là Hội trưởng hội Phật giáo tại tỉnh nhà, từng là dân biểu thời đệ nhị công hoà, có nhiều uy tín lớn trong tỉnh. Thân mẫu Duy Khánh là con gái của cụ Thị Lang bộ Công Ðỗ Văn Diêu, chánh quán làng Ðâu Kênh, Triệu Phong, là một phụ nữ mẫu mực, nghiêm khắc. Gia đình Duy Khánh có 6 anh chị em, ba trai, ba gái, mà hiện nay chỉ còn một anh cả và một chị đầu còn sống tại Pháp và Canada.
    Sau khi đỗ tiểu học năm 1949, Duy Khánh, cũng như các con nhà giàu quyền thế trong tỉnh, đã được cha mẹ cho vào Huế để học chương trình Trung học. Vì lúc bấy giờ, tại Quảng trị chưa có trường Trung học. Chính tại cố đô trầm mặc này, Duy Khánh đã tìm cho mình con đường tiến thân đúng với khả năng thiên phú của mình. Tưởng cũng cần nhắc lại một chi tiết nhỏ: trong một dịp nghỉ hè năm 1952, Duy Khánh đã về Quảng Trị tổ chức nhạc hội tại chùa Tỉnh Hội. Anh diễn và hát bài Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy, trong đó có câu: “Chàng về nay đã cụt cụt tay.” Duy Khánh đã sửa lại: “Chàng về nay đã cụt chân,” và nhảy cò cò trên sân khấu. Duy Khánh, khi đó lấy biệt hiệu là Tăng Hồng, đã lần vào Saigon tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong các rạp chiếu bóngAnh hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai những bài ca rất đậm tình quê hương. Trong một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hoà Bình, anh đã tiếp xúc lần đầu với nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1955, anh đã đoạt giải nhất tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế qua bài hát Trăng Thanh Bình.
    Sự phản đối của gia đình không làm anh chùn bước. Anh chuyển hẳn vào Sài Gòn; bắt đầu hát trên các sân khấu đại nhạc hội, đài phát thanh, và bắt đầu thu đĩa nhựa. hay hợp tác với đại ban của Hoàng Thi Thơ đi lưu diễn khắp nước. Lúc này, anh là nam ca sĩ nổi tiếng nhất. Anh Ngọc, Duy Trác cũng là những nam ca sĩ nổi tiếng nhưng chỉ hát giới hạn cho các hãng thu băng, đài phát thanh với những bản nhạc tiền chiến rất chọn lọc, trong khi Duy Khánh thì lựa chọn nhạc có khuynh hướng dân ca, rất thành công vì dễ dàng hợp với thị hiếu của đa số hơn.
    Anh lần lần nổi tiếng qua các bản: Tiá Em Má Em, Vợ Chồng Quê, Ngày Trở Về, Nhớ Người Thương Binh, Tình Nghèo, Quê Nghèo, Về Miền Trung. ..
    Sau một lần đổi biệt danh thành Hoàng Thanh, cuối cùng anh chọn tên Duy Khánh. Chữ Duy Khánh lấy từ tên một người bạn rất thân Phạm Hữu Khánh (con trai cụ Phạm Tri, từng làm Phó Tỉnh trưởng Quảng Trị) đã tử nạn tại Pháp. Anh giữ tên này đến cuối đời.

Source: Đỗ Văn Phúc, Michael Do

Tên Bài Báo về Duy KhánhNgày Đăng
 Ảnh Sao 20/8: MC Mai Ngọc Khoe Dáng Trên Du Thuyền 21 Tháng 08, 2024
 Ảnh Sao 3/6: Hoa Khôi Và Á Khôi Thể Thao 1995 Hội Ngộ Sau 30 Năm 03 Tháng 06, 2024
 Dàn Sao Dự Tiệc Độc Thân Ở Cam Ranh Của Puka, Gin Tuấn Kiệt 04 Tháng 11, 2023
 Vũ Duy Khánh Hát Show Quang Hà Sau Hồi Phục Sức Khỏe 15 Tháng 08, 2022
 Vũ Duy Khánh Tình Cảm Với Vợ Bầu 24 Tháng 04, 2022
 Vũ Duy Khánh: 'Tôi Bị Chế Giễu Sau Ly Hôn'  22 Tháng 03, 2019
 Vũ Duy Khánh: 'Tôi Quỳ Gối Xin Vợ Tha Thứ Trước Khi Ly Hôn' 31 Tháng 01, 2018
 Vũ Duy Khánh Không Cứu Vãn Được Hôn Nhân Sau 4 Tháng Ly Thân 23 Tháng 01, 2018
 Vợ Chồng Vũ Duy Khánh Khoe Con Trai 04 Tháng 01, 2017
 'Thương Về Miền Trung' Bị Nhầm Lẫn Tên Tác Giả Hàng Thập Kỷ 08 Tháng 06, 2016
 Vũ Duy Khánh Hứa ChungThủy Với Vợ Trong Ca Khúc Mới 06 Tháng 01, 2016
 Vũ Duy Khánh Hứa Chung Thủy Với Vợ Trong Ca Khúc Mới 06 Tháng 01, 2016
 Vũ Duy Khánh Cảm Ơn Vợ Trong Album Mới 31 Tháng 10, 2015
 Vợ Chồng Tuấn Hưng Dự Đám Cưới Vũ Duy Khánh 12 Tháng 10, 2015
 Vũ Duy Khánh Làm Cô Dâu Trong Bộ Ảnh Cưới 06 Tháng 10, 2015
 Cấm Lưu Hành VCD Của Ca Sĩ Hải Ngoại Duy Khánh 23 Tháng 08, 2003
Duy Khánh Video
» Ngoại Tình
» Chuyện Ba Mùa Mưa
» Đau
» Mong... Muộn
» Đau
» Mình Là Của Nhau
» Mong Em Bình Yên
» Ngược Chiều Yêu Thương
» Vợ Yêu
» Ta Đã Từng
» Chẳng Ai Hiểu Về Tình Yêu
» Chúc Vợ Ngủ Ngon
» Vợ Tuyệt Vời Nhất
» Em Cưới Anh Nhé
» Đắng Lòng
» Em Đừng Như Thế
» Ta Đã Từng
» Nỗi Đau Kẻ Đến Sau
» Mình Là Của Nhau
» Tình Một Đêm
» Chỉ Một Người Đau