Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Danh Ca Hề Sa, Đệ nhị Bang Chủ Làng Vọng Cổ Hài Ca Sĩ: Hề Sa    
Ngày Đăng: 02 Tháng 11 Năm 2008

Thưa quý thính giả, thời hoàng kim của sân khấu cải lương trong các thập niên 60, 70, những nghệ sĩ cải lương có biệt tài đều có cơ hội phát triển nghề nghiệp để tạo ra phong cách và đặc điểm riêng khiến cho khán, thính giả khi nghe một giọng ca và kỷ thuật ca thì đã biết đó là người nghệ sĩ nào.

Mỗi tài danh đều có phong cách và nét đặc sắc riêng, không ai giống ai, làm cho khuôn mặt nghệ thuật cải lương rực rở như một vườn hoa muôn hồng nghìn tía, trăm đóa nở đua. Lối ca mật ngọt êm như ru của giọng ca vàng Hữu Phước khác hẳn lối ca chân phương dũng mãnh của vua vọng cổ Út Trà Ôn; Giọng ca tươi mướt của hoàng đế dĩa nhựa Tấn Tài khác hẳn giọng ca sang cả của vua đổi xe hơi Thành Được; Giọng ca vừa mùi vừa thảm của sầu nữ Út Bạch Lan khác hẳn giọng ca trầm buồn sâu lắng của Lolita Mỹ Châu. Các nghệ sĩ chuyên ca vọng cổ hài như Văn Hường, Hề Minh, Hề Sa cũng tạo được những nét riêng, không ai lẩn lộn được với ai.… Mỗi người có một lối ca với một phong cách riêng nhưng tất cả đều ca hay một cách tuyệt vời, khiến cho khán thính giả say mê, ưa thích đến nổi họ ghiền tiếng ca giọng ca đó.

Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà tạo được một dấu ấn riêng cho giọng ca vọng cổ của mình vì một lẽ giản dị là khi một nghệ sĩ danh ca đã tạo ra trước một dấu ấn với giọng ca và kỷ thuật ca thì người nghệ sĩ nổi tiếng sau trong cùng một môi trường đó phải khó khăn lắm mới tìm được con đường khác để tạo tên tuổi của mình. Điều nầy được thấy dễ dàng khi ta nghe hai giọng ca vọng cổ hài hước của vua vọng cổ hài Văn Hường và danh ca Hề Sa.

Vua vọng cổ hài Văn Hường với giọng ự ự duyên dáng, mở ra một kỷ nguyên ca vọng cổ hài khác với lối ca của danh ca Hồng Châu trong bài ca hài cà lăm Cọp cọp, Bonjour Thầy Ba trong đầu thập niên 50.

Danh ca Hề Sa phải tạo cho mình một lối ca vọng cổ hài khác hơn cái hơi cao vút kéo dài tiếng ự ự duyên dáng của Văn Hường và lối ca cà lăm của nghệ sĩ Hồng Châu thì Hề Sa mới có được một vị trí đặc biệt trong làng danh ca hài trong hai thập niên 60 và 70.

Lối ca vọng cổ hài
Thưa quý thính giả, danh ca hài Hề Sa có một làn hơi sung mãn, phong cách tươi vui, dí dỏm. Nhìn nét mặt Hề Sa khi anh ca, khán giả sẽ cảm thông sự cố gắng tối đa của anh, gân cổ nổi lên, cơ mặt căn ra, có khi cả đôi mắt cũng lim dim như dồn hết tâm lực để đưa giọng ca lên cao, vừa ca vừa nói, giọng cợt cợt, eo éo với kỷ thuật sắp chữ sắp nhịp tài tình, tiếng ca khi thì tung tăng chạy nhảy quanh tiếng đờn, khi thì hòa quyện vào nhau, khi nhanh khi chậm, ca sĩ và nhạc sĩ hồn ai nấy giữ nhưng khi song loan dứt nhịp thì ca và đờn cùng về một lúc.

Xin nói ngay đó là lối ca vọng cổ hài, nghệ sĩ hài không dùng lối ca mùi mẫn, êm dịu hay lối ca chân phương, ca giử từng khung nhạc mà là dùng lối diễu trong giọng ca để gây cười.

Minh họa giọng danh ca Hề Sa trong bài vọng cổ Hề Sa làm thầy Pháp.

Thưa quý thính giả, vừa rồi là giọng ca của danh ca Hề Sa.

Hề Sa tên thật là Lê Văn Sa, sinh năm 1941 tại Long Bình, huyện Thủ Đức nay là quận 9.

Khi anh 18 tuổi, Hề Sa đã đi hát cho đoàn Tiếng Vang Thủ Đô, sau đó anh được ông Bầu Ba Bản mời về đoàn hát Thủ Đô, hát thế vai cho quái kiệt Bảy Xê. Hề Sa hát chung với cặp đào kép chánh Tấn Tài, Trương Ánh Loan. Theo lời Hề Sa kể thì chính ông bầu Ba Bản đặt tên Hề Sa cho anh, ông lấy cái tên Sa, rồi thêm chữ Hề vô. Hề Sa, cái tên thật gọn, thật ngắn, khác với lối đặt tên xưa nay của nghệ sĩ cải lương. Các nghệ sĩ cải lương thường dùng hai chữ thật đẹp, thật kêu để đặt tên mình như Thanh Nga, Thành Được, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Phượng Liên, Hùng Cường, Bạch Tuyết, Văn Chung, Hương Huyền,…v..v.. Tên ba chữ thì có Dũng Thanh Lâm, Trương Ánh Loan, Thanh Thanh Hoa, Thanh Kim Huệ, Kiều Phượng Loan, Dũng Minh Sang…Cái tên Hề Sa thật ngắn đó khiến cho khán giả chú ý, cộng với lối ca vọng cổ diễu vừa ca vừa nói diễu như vua vọng cổ hài Văn Hường, Hề Sa có một làn hơi sung mãn và kỷ thuật luyến láy riêng nên tạo được một vị trí khả quan trong làng ca vọng cổ hài trong hai thập niên 60, 70.

Thành danh trong làng vọng cổ hài
Anh đã được báo chí kịch trường khen tặng qua các vai hề ca trong các tuồng Tình Người Tử Tội, Nhạc Nữ Quý Xuyên, Cây Quạt Lụa Hồng, Năm Xưa Nàng Lổi Hẹn, Cát Dung Phương Tử, Kiều Phong A Tỷ…của đoàn hát Thủ Đô Ba Bản.

Sau đó Hề Sa về hát cho đoàn Trăng Mùa Thu.

Năm 1968, Hề Sa được ông bầu Long ký contract một triệu đồng, về hát cho đoàn Kim Chung, thế vai cho danh ca Văn Hường khi Văn Hường rời Kim Chung để lập gánh hát riêng.

Trên sân khấu Kim Chung 5, Hề Sa hát chung với các nghệ sĩ Tấn Tài - Mỹ Châu, Lệ Thủy qua các tuồng Bức Họa Da Người, Băng Tuyền Nữ Chúa, Tâm Sự Loài Chim Biển, Đường Minh Hoàng, Tuyệt Tình Nương, Hồng Y Nữ Hiệp. Thời gian nầy, có lúc đoàn Kim Chung 5 lưu diễn miền Trung, hát vài tháng trên đảo Lý Sơn, Cù lao Ré ở Quảng Ngải.

Trong năm 1968, Hề Sa ký độc quyền thu thanh vọng cổ hài cho hãng dĩa Tứ Hải với những bài hát nổi tiếng: Trời Sanh Trâu Sanh Cỏ, Tôi Đi Làm Rể, Hề Sa Đi Pháp, Hề Sa Cầu Hôn, Lệnh Xé Xác Lệnh Xé Túi…

Năm 1969, Hề Sa theo đoàn hát Kim Chung sang Pháp biểu diễn.

Thành lập gánh hát
Năm 1970, Hề Sa lập gánh hát Sóng - Hề Sa, đoàn hát thường lưu diễn ở các tỉnh miền Trung và Hậu Giang nên thời gian nầy Hề Sa không có dịp thu thanh dĩa vọng cổ hài như trước.Hề Sa lập gánh hát là muốn tạo cho mình một mảnh đất diễn đúng theo sở nguyện của anh vì khi anh là bầu gánh hát, anh có quyền chọn những tuồng hát thích hợp, anh có thể đề nghị soạn giả khai thác thêm nhiều đất diễn và ca cho vai hề và chót hết làm bầu gánh hát, anh sẽ có tiền để tiếp đãi các ký giả kịch trường, tự mình quảng cáo cho tên tuổi danh hề của mình. Nhưng khi vướng vô cái nghiệp làm bầu gánh hát, Hề Sa mới thấy khổ sở vì phải chạy lo cơm áo gạo tiền cho hàng mấy chục diễn viên và công nhân của gánh hát, nào là phải lo quảng cáo, lo điểm diễn, lo bán vé hát, lo lời lổ, lo tiền di chuyển, tiền rạp, tiền thuế vụ…Tiền vô cho gánh hát chỉ có một cửa trước tức là cửa rạp hát với những vé hát bán được hàng suất hát, còn tiền tiêu chi ra thì ông Bầu phải chi ra hàng trăm thứ, từ lương đào kép, đến tiền cơm hội, tiền mua sắm y trang, tranh cảnh, dụng cụ kỷ thuật sân khấu như âm thanh, ánh sáng, tiền xe di chuyển, tiền mướn rạp, mướn phòng ngủ cho đào kép…vân vân và vân vân.

Cái đầu óc tính toán lời lỗ của người quản lý gánh hát đã làm tê liệt cái duyên hài chọc cười của người nghệ sĩ Hề Sa. Chính Hề Sa đã tự thán. Hề Sa liên tiếp gặt hái được những thành công khi anh đi hát, làm bầu gánh hát cũng tạo được vài dấu ấn đáng kể nhưng cuộc đời riêng, hạnh phúc gia đình không trọn vẹn. Ba lần lập gia đình, ba dòng con, ba lần mang nỗi buồn trong lòng. Anh nói: “Có lẽ thời trẻ tôi lo làm ăn, nghĩ tới sự nghiệp và tiền bạc nhiều quá nên ít quan tâm chăm sóc đến gia đình nên hạnh phúc đến rồi cũng tan biến nhanh. Về nghề nghiệp hát ca thì vì quá bận làm bầu gánh hát, tôi cũng không tiến gì thêm trên lãnh vực ca hát.”

Sau năm 1975, anh như các bầu gánh hát tư nhân khác, anh giải tán đoàn. Năm 1977 Hề Sa đi hát cho các đoàn hát Trung Hiếu, đoàn Hoa Hồng, đoàn Hồ Thị Hương. Đến năm 1989, Hề Sa tiếp tục sự nghiệp làm bầu gánh hát, đến năm 1995 thì đành trở lại kiếp hát thuê để kiếm sống qua ngày.

Hề Sa say mê tiếng đàn câu ca, nên già rồi nhưng khi có dịp hát chầu trên sân khấu Đầm Sen hay các tụ điểm văn hóa, Hề Sa cũng ráng đem giọng ca hài để mang nụ cười lại cho khán thính giả, nhưng khó khăn nhất là hiện nay ít có bài vọng cổ hài, viết các điều nhạy cảm như chống tham nhũng thì sợ đụng chạm, mà kiêu ngạo các tật xấu của xã hội thì sợ bị kết tội là bôi đen chế độ, bởi vậy bài ca cũ, đem kiểm duyệt mới lại đàng hoàng, bài nào cho phép ca thì Hề Sa ca diễu cho bà con mua vui, anh cũng kiếm được thu nhập để sống qua ngày.

Sources: rfa

Hề Sa
Tiểu Sử Hề Sa
  » Nghệ Sĩ Cải Lương Hề Sa Qua Đời
  » Nghệ Sĩ Cải Lương Hề Sa Nguy Kịch
  » Thanh Duy Xuất Sắc Giành Giải Nhất Trong Vai Nghệ Sĩ Hề Sa
  » Hề Sa: “Không Có Văn Hường Thì Làm Sao Có Hề Sa”
  » Hề Sa: Giọng Ca Hài Vượt Thời Gian!
  » Chuyện Đời Danh Hài: Cha Già Con Mọn - Hề Sa
  » Danh Ca Hề Sa, Đệ nhị Bang Chủ Làng Vọng Cổ Hài
  » Đâu Rồi Những Anh Hề Cải Lương?
Những Tin Tức Nghệ Sĩ Khác
  » Quyền Linh Khóc Khi Nhắc Đến Người Cha Vắng Bóng Trong Cuộc Đời Mình
  » Chồng Đại Gia Mừng Sinh Nhật Trịnh Kim Chi
  » Vân Dung Tích Cực Khoe Con Trai Long Vũ
  » Ảnh Sao 17/8: Con Gái Quyền Linh Diện Đầm Hai Dây Ôm Sát Dạo Biển
  » Hôn Nhân 22 Năm Bên Chồng Kém 7 Tuổi Của NSND Thanh Ngoan
  » Vợ Và Con Gái Quyền Linh Cùng Dàn Sao Chúc Mừng Quốc Thiên
  » Việt Hương Mặc Xẻ Ngực Sâu Sánh Đôi Ông Xã
  » Nghệ Sĩ Hữu Độ Qua Đời
  » Ảnh Sao 3/8: Lâm Vỹ Dạ Nịnh Chồng, Gọi Hứa Minh Đạt Là Hạnh Phúc
  » Cháu Gái NSƯT Vũ Linh Bế Tắc Vì Bị Tẩy Chay
  » Ảnh Sao 22/7: Tự Long Mừng Con Trai Út Hai Tuổi
  » Tuổi U50 Của NSƯT Trọng Tấn
  » Nhan Sắc Tuổi 59 Của MC Kỳ Duyên
  » Ảnh Sao 21/7: MC Cát Tường Thăm Các Nghệ Sĩ Ở Viện Dưỡng Lão
  » Hoàng Mập Khoe Ảnh Cưới 26 Năm Trước
  » Tiệc Kỷ Niệm 18 Năm Ngày Cưới Của Việt Hương
  » Ảnh Sao 8/7: Chí Trung Tận Hưởng Cuối Tuần Bên Bạn Gái