Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Vua Xàng Xê Minh Chí Ca Sĩ: Minh Chí    
Ngày Đăng: 15 Tháng 06 Năm 2015

Từ những năm đầu của thập niên 1950, nghệ sĩ Minh Chí đã nổi tiếng khắp 3 miền Nam, Trung, Bắc và luôn cả bên Miên, trên Lào, do những bộ dĩa hát với tiếng ca của ông được phổ biến cùng khắp.

Thời thập niên 1960 đoàn cải lương Kim Chưởng được mệnh danh “đệ nhứt anh hùng lưu diễn.” Nhờ đi nhiều, tuồng hay hát được nhiều nơi nên làm ăn khá, đi tới đâu cũng hát tuồng “Anh Hùng Lạn Tương Như.”

Chính do vở tuồng này kép ca Minh chí đóng vai Lạn Tương Như đã được thiên hạ, người đời tặng phong danh hiệu “Vua Xàng Xê” cũng giống như “Vua Vọng Cổ” của Út Trà Ôn vậy.

Số là trong vở hát “Anh Hùng Lạn Tương Như” của soạn giả Tích Dẫn có lớp Lạn Tương Như đem ngọc bích của nước Triệu dâng cho Tần Thủy Hoàng để đổi lấy ấp Bái. Tần Thủy Hoàng ỷ mình nước lớn muốn chiếm đoạt viên ngọc mà không giao ấp Bái. Làm như thế, Lạn Tương Như kể như thất bại và không còn mặt mũi nào trở về Triệu. Biết ý định của Thủy Hoàng, Lạn Tương Như vô xàng xê:

Khoan! Nếu như Tần Vương toan dùng bạo lực cưỡng đoạt ngọc Bích Quan, thì đây là viên ngọc của Triệu Bang, Tương Như thề đập cho nát cho tan rồi mới chịu chết oan dưới lưỡi gươm linh của bạo chúa Thủy... Hoàng.

Tôi đã ra đi là vì thanh danh phẩm giá.

Tôi đến đây là vì quốc gia, vì sứ mạng.

Ðể đem viên ngọc bích này đổi về ấp Bái cho Triệu Bang...

Khán giả đã vỗ tay nồng nhiệt khi Minh Chí vô xàng xê. Nhờ làn hơi tốt mà cũng nhờ lối ca mới, Minh Chí vô xàng xê bắt khán giả phải chú ý nghe như là nghe vô vọng cổ vậy.

Những năm 1949-1950 là lúc mà máy hát quay dây thiều được coi như là phương tiện tốt để đem lời ca tiếng hát đến với mọi người hâm mộ, dù rằng ở tận nơi thôn quê hẻo lánh nào.

Những ai mà vào thời ấy biết thưởng thức cổ nhạc, chắc không quên được các bộ dĩa với tiếng ca Minh Chí như các dĩa Anh Hùng Liệt Nữ, Phất Cờ Ðộc Lập, Ðường Về Tổ Quốc, Máu Thấm Tần Hoàng Ðảo, v.v... đó là các dĩa mang nhãn hiệu Việt Nam của bà Sáu Liên.

Và những dĩa khác do hãng Asia phát hành cũng với tiếng ca Minh Chí như: Nguyệt Thu Nga, Nguyễn Thái Học, Non Tình Bể Hận, Kiều Oanh Công Chúa.

Những dĩa hát nói trên đem tiếng ca Minh Chí gần gũi với người hâm mộ từ thành thị đến thôn quê, do đó mà tiếng ca Minh Chí đi đâu cũng nghe.

Tóm lại nhờ dĩa hát phổ biến rộng rãi cùng khắp mà thiên hạ quen thuộc với tiếng ca Minh Chí, và điều ấy rất có lợi cho sau này khi Minh Chí hợp tác với Việt Hùng thành lập gánh hát.

Khoảng 1956 gánh hát Việt Hùng-Minh Chí ra đời. Lúc hát ở rạp Văn Cầm, Phú Nhuận, với vở tuồng “Người Ðẹp Bán Tơ.” Tuồng dựa theo câu chuyện nhân gian, Việt Hùng vai Lưu Bình, Minh Chí vai Dương Lễ và Ngọc Nuôi vai nàng Châu Long. Khán giả cũng muốn biết mặt Minh Chí nên suất hát nào cũng đông nghẹt người coi.

Thế nhưng, gánh hát Việt Hùng-Minh Chí chỉ oanh liệt trong một thời gian ngắn, rồi xuống dốc mau lẹ, chỉ hơn một năm thì nội bộ lủng củng đưa đến rã gánh. Không biết do bất mãn điều chi mà sau khi rã gánh thì hai anh kép này lại chẳng thèm ngó mặt nhau.

Sau ngày rã gánh, Việt Hùng vì ca dây đào không hay, nên không còn được giữ các vai quan trọng ở đoàn nào hết, đành đi hát chầu cho đại ban Thanh Minh, chuyên thủ vai “độc.” Còn Minh Chí nhờ có giọng ca hay nên được đoàn Kim Chưởng mời về nhận vai chánh, đóng cặp với đào Kim Chưởng (lúc này bà Kim Chưởng còn hát).

Ngành Mai

Danh ca Minh Chí và nữ nghệ sĩ Ánh Hoa

Từ những năm đầu của thập niên 1950, nghệ sĩ Minh Chí đã nổi tiếng khắp 3 miền Nam, Trung, Bắc và luôn cả bên Miên, trên Lào, do những bộ dĩa hát với tiếng ca của ông được phổ biến cùng khắp.


Ðào cải lương Ánh Hoa, cũng đồng thời là tài tử đóng phim, vai Bà Ti trong phim “Mùi Ðu Ðủ Xanh,” (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)

Minh Chí cũng đã từng cùng với Việt Hùng thành lập đoàn hát mang tên hai người, một đoàn hát có tầm vóc lớn của thời bấy giờ. Thế nhưng, những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, Minh Chí cũng không tránh khỏi cảnh nghèo nàn khốn khó như hằng bao danh ca nghệ sĩ khác, và đa số mang bệnh trầm kha một thời gian trước khi về với Tổ nghiệp cải lương.

Ngược dòng thời gian trở về những năm 1949-1950, lúc mà máy hát quay dây thiều được coi như là phương tiện tốt để đem lời ca tiếng hát đến với mọi người hâm mộ, dù rằng ở tận nơi thôn quê hẻo lánh nào.

Những ai mà vào thời ấy biết thưởng thức cổ nhạc, chắc không quên được các bộ dĩa với tiếng ca Minh Chí như các dĩa Anh Hùng Liệt Nữ, Phất Cờ Ðộc Lập, Ðường Về Tổ Quốc, Máu Thấm Tần Hoàng Ðảo, v.v... đó là các dĩa mang nhãn hiệu Việt Nam của bà Sáu Liên.

Và những dĩa khác do hãng Asia phát hành cũng với tiếng ca Minh Chí như: Nguyệt Thu Nga, Nguyễn Thái Học, Non Tình Bể Hận, Kiều Oanh Công Chúa.

Những dĩa hát nói trên đem tiếng ca Minh Chí gần gũi với người hâm mộ từ thành thị đến thôn quê, do đó mà tiếng ca Minh Chí đi đâu cũng nghe. Ở bên đò, bến xe, ngoài ruộng rẫy, trên kinh rạch cũng nghe. Thời bấy giờ có một số các quán tiệm cà phê hủ tiếu ở nông thôn mà người chủ có bề thế chút đỉnh là họ không ngần ngại bỏ tiền ra mua giàn máy hát quây dây thiều thì tự nhiên thiên hạ tập trung đến tiệm mà không cần phải quảng cáo mời gọi chi hết.

Tóm lại nhờ dĩa hát phổ biến rộng rãi cùng khắp mà thiên hạ quen thuộc với tiếng ca Minh Chí, và điều ấy rất có lợi cho sau này khi Minh Chí hợp tác với Việt Hùng thành lập gánh hát.

Thời gian hát ở đoàn Kim Chưởng, trong vở tuồng “Anh Hùng Lạn Tương Như,” Minh Chí đóng vai Lạn Tương Như, khi lãnh sứ mạng đem viên ngọc bích của nước Triệu dâng cho vua Tần để đổi lấy đất Bái. Tần Thủy Hoàng ỷ mình nước lớn muốn chiếm đoạt viên ngọc mà không giao đất Bái.

Thế là Lạn Tương Như (Minh Chí) giựt viên ngọc và mắng nhiếc vua Tần bằng lời ca vô bản Xàng Xê với lời văn “Khoan! Nếu như Tần Vương toan dùng bạo lực cưỡng đoạt ngọc Bích Quan, thì đây là viên ngọc của Triệu Bang, Tương Như thề đập cho nát cho tan rồi mới chịu chết oan dưới lưỡi gươm linh của bạo chúa Thủy Hoàng.

Tôi đã ra đi là vì thanh danh phẩm giá.

Tôi đến đây là vì quốc gia, vì sứ mạng...

Kể từ đó Minh Chí được khán giả, người đời tặng cho biệt danh “Vua Xàng Xê” cũng giống như Út Trà Ôn là “Vua Vọng Cổ” vậy.

Với nghiệp cầm ca cuộc đời lên hương như thế, nhưng thuở thiếu thời rất nghèo khổ phải đi làm nghề mổ bò, mần heo ở lò heo Chánh Hưng. Vừa hành nghề vừa đi ca tài tử, được một thời gian thì giọng ca được nhiều người chú ý, được giới thiệu ca ở đài phát thanh, và hãng dĩa hát Việt Nam mời thu dĩa thường xuyên. Thế là nhờ làn hơi ca Thiên phú mà từ một anh đồ tể ở lò heo Chánh Hưng, Minh Chí đã trở thành danh ca nổi tiếng vang lừng khắp xứ.

Thời gian Minh Chí làm kép chánh ở gánh Hương Hoa thì đào Ánh Hoa mới 15 tuổi đã phải lòng Minh Chí, rồi cùng anh xây tổ uyên ương dẫu rằng cô nhỏ hơn chàng đến những 17 tuổi, và Minh Chí lúc ấy cũng đã có vợ con. Cuộc tình duyên này đã gây sôi nổi dư luận một dạo, làm rùm beng trong làng cải lương, và nghe nói thân phụ Ánh Hoa là nghệ sĩ Văn Danh có đưa Minh Chí ra tòa về tội dụ dỗ gái vị thành niên. Nhưng rồi mọi chuyện cũng êm xuôi, Ánh Hoa và Minh Chí trở thành vợ chồng chung sống với nhau luôn.

Khoảng 1956 gánh hát Việt Hùng-Minh Chí ra đời, và chỉ oanh liệt trong một thời gian ngắn, rồi xuống dốc mau lẹ, chỉ hơn một năm thì nội bộ lủng củng đưa đến rã gánh. Không biết do bất mãn điều chi mà sau khi rã gánh thì hai anh kép này lại chẳng thèm ngó mặt nhau.

Sau ngày rã gánh, Minh Chí nhờ có giọng ca hay nên được đoàn Kim Chưởng mời về nhận vai chánh. Sau 1975 Minh Chí còn tiếp tục hát ở sân khấu Trần Hữu Trang được 10 năm, và đoàn Huỳnh Long 2 năm rồi nghỉ nghề luôn, về sống ở xóm lao động phía bên kia cầu Chữ Y, hằng ngày phụ giúp Ánh Hoa bán cơm tấm ở dạ cầu Chữ Y gần nhà.

Năm 1992 đào Ánh Hoa đang bán cơm tấm thì được đạo diễn Trần Anh Hùng tuyển chọn đóng vai Bà Ti trong phim “Mùi Ðu Ðủ Xanh”. Thế là Ánh Hoa tạm ngưng gánh cơm tấm, đi Pháp đóng phim 2 tháng. Nhờ đó mà đỡ khổ được một thời gian thôi, chớ nắng hạn lâu ngày, chỉ một cơn mưa rào thì đâu có giải quyết được cuộc sống khó khăn. Rồi do chứng bệnh xơ gan cổ trướng hiểm nghèo, Minh Chí qua đời năm 1995 để lại cho đời những bài ca trong dĩa hát được một số người mến mộ lưu lại.

Sources: cailuongvietnam

Minh Chí
Tiểu Sử Minh Chí
  » Vua Xàng Xê Minh Chí
Những Tin Tức Nghệ Sĩ Khác
  » Ảnh Sao 20/4: Hoàng Oanh Nhìn Lại Hai Năm Ly Hôn
  » Trấn Thành Đưa Hari Won "Nhập Cung"
  » Ảnh Cưới Glamping 'Như Đi Chơi' Của Anh Đức
  » Nghệ Sĩ Chí Trung Và Bạn Gái Du Lịch Qua Các Châu Lục
  » Ảnh Sao 11/4: Phan Hiển Tặng Huy Chương Vàng Cho Con Gái 7 Tháng Tuổi
  » Dàn Sao Dự Sinh Nhật Con Gái Quyền Linh
  » Quyền Linh Mất Ngủ Khi Con Gái Lọ Lem Tròn 18 Tuổi
  » Nhan Sắc Nữ Diễn Viên Sắp Làm Vợ Anh Đức
  » Cát Phượng Sống Cùng Con Trai, Yêu Xa Ở Tuổi 54
  » Ảnh Sao 1/4: Trấn Thành Hôn Hari Won Đắm Đuối
  » Ảnh Sao 30/3: Lê Bảo Trung Thăm Phước Sang Trong Bệnh Viện
  » Biệt Phủ 8.000 M2 Của NSND Phạm Phương Thảo
  » Ảnh Sao 29/3: Phan Hiển Nịnh Khánh Thi
  » Cuộc Sống Ở Tuổi 55 Của Phước Sang
  » Diệp Lâm Anh Diện Bikini Tí Hon Tắm Biển Cùng Hai Con
  » Ảnh Sao 24/3: NSND Việt Anh Tình Tứ Với Cô Gái Trẻ
  » Biệt Thự Mới Giá 1,8 Triệu Đô Của Danh Hài Bảo Quốc Ở Mỹ Sang Chảnh Cỡ Nào?
  » Ngoại Hình 'Lột Xác' Sau Giảm Cân Của Hồng Vân, Lê Tuấn Anh
  » NSND Lê Khanh: 'Ngày Xưa, Tôi Make Up, Chọn Váy Đẹp Khi Đi Đẻ'
  » Sắc Vóc Và Phong Cách Trẻ Trung Của NSƯT Thoại Mỹ
  » Hoa Hồng Nở Rộ Trong Biệt Thự 500 M2 Của Quyền Linh
  » Ảnh Sao 14/3: Hai Con Gái Đến Phim Trường Thăm Quyền Linh
  » Ngân Quỳnh Thích Thú Cuộc Sống Dân Dã Trong Nhà Vườn
  » Con Gái Quyền Linh Gây Mê Với Visual Ngọt Ngào, Nhan Sắc So Với Thuở Nhỏ Chẳng Khác Là Bao