Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Linh Huệ


    Tên thật: Trương Thị Thu Trinh
    Ngày sinh: 1959
    Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
    Quốc Gia: Việt Nam
    Trương Thị Thu Trinh là tên thật của nữ nghệ sĩ Linh Huệ, cô sinh năm 1959 ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Song thân cô là ông Trương Văn Sở (59 tuổi) và bà Trịnh Thị Hai (55 tuổi) đều là nhà giáo từng dạy học ở trường Trảng Bàng, Tây Ninh. Bảy em của Linh Huệ, 3 trai, 4 gái hành nghề ngoài ngành sk. Ngày 27/12/1993, nữ nghệ sĩ Linh Huệ đã làm lễ thành duyên cùng ông Võ Viết Triều, kỹ sư cơ giới ô tô.
    CÔ BÉ VỚI ƯỚC MƠ NGHỆ THUẬT
    Từ thuở bé Linh Huệ rất say mê ca hát nên cô quyết đi theo con đường này. Cha mẹ cô đã gởi cô đi theo học lớp tân nhạc với nhạc sĩ Bảo Thu (1973). Sau đó Bảo Thu thường dắt cô đi ca ở các sô và thu tivi. Linh Huệ đã biểu diễn thành công những bài như: Làng tôi, Em bé quê, Ly rượu mừng… Bảo Thu đã từng nói với Linh Huệ “em có giọng ca ténor, hơi tốt, thông minh. Nếu em ráng theo ca nhạc, chắc chắn sẽ thành danh”. Nhưng rồi sau đó Linh Huệ không có dịp theo ca nhạc nữa mà phải về quê tiếp tục học hành. Năm 1976, cô học hết lớp 12 và rồi thi rớt tú tài nên phải nghỉ học với 1 nỗi buồn. May đâu dượng rể của Linh Huệ là ông Ba Đa, trưởng đoàn Văn công tây ninh trong dịp đến thăm gia đình cô, thấy Linh Huệ có giọng ca tốt nên đã khuyên cô nên theo đoàn Văn công TN.
    Thế là Linh Huệ học thạo ca tân để rồi đi theo đoàn cải lương. Cô sử dụng cái vốn tân nhạc của mình để ca tài tử suốt 2 năm liền. Để hội nhập với đoàn VCTN, Linh Huệ phải học cổ nhạc. Vì thế cô đã nhờ nhạc sĩ Tám Khích dạy cô ca rành tất cả bài bản ứng dụng cho cải lương. Năm 1978, Linh Huệ được cho hát các vai: Kim Anh (Đời cô lựu), Quận chúa (Chim việt cành nam), Hồ Bảo Xuyên (Đêm lạnh chùa hoang)….cùng với những diễn viên: Lê Phát, Phượng Nhung, Ánh Hồng….Một năm sau (1979), nữ nghệ sĩ Linh Huệ đã tròn 20 tuổi, cô đã ca hát tương đối vững vàng trên SK đoàn VCTN, chẳng những khán giả biết tiếng cô mà các đoàn hát bạn cũng bắt đầu chú ý đến cô đào tên Linh Huệ, còn trẻ có hơi ca dài, khỏe. Vì thế đoàn Sông bé 1 đã bí mật cử người đến thương lượng mời cô về hát. Linh Huệ bằng lòng và rất vui mừng vì được người trong giới biết đên. Cô về Sông bé 1 hát với Bảo Vương, Văn Sa, Phước Trọng,
    Thuý Nga… và nổi danh qua các vai Thuý Kiều (vở Thuý kiều), Kiều Nguyệt Nga (vở Lục vân tiên), và Bùi Thị Xuân (vở Bảy mùa mai nở).
    Tuy đã có vị trí tốt ở các đoàn tỉnh, nhưng Linh Huệ cảm thấy cần phải bồi đắp thêm cho nghề nghiệp, mà con đường tốt nhứt là phải về TP Hồ chí minh để học hỏi thêm.
    VỀ THÀNH PHỐ RỒI THÀNH DANH
    Năm 1980, khuôn mặt nữ nghệ sĩ mới xuất hiện ở 1 đoàn hát cải lương khiêm nhượng ở thành phố. Đó là Linh Huệ ở đoàn Trúc Giang (Tần Nguyên trưởng đoàn). Cô có dịp hát với những nghệ sĩ ca diễn vững vàng như Tuấn Thanh, Minh Minh Vương, Phương Loan….qua vai Giao (Vòng cưới anh trao), Thoại Khanh (Thoại khanh châu tuấn), Nguyệt Nga (Lục vân tiên). Với 1 đoàn như Trúc Giang, tiết mục biểu diễn hạn chế nên Linh Huệ không có dịp học hỏi, trui rèn qua các vai trò mới, nhất là trong các vở xã hội mà cô có ý muốn học hỏi. Vì thế 1 năm sau đó, Linh Huệ đã chấp thuận về hát ở SK Sài gòn 3 khi được mời. Quả nhiên Linh Huệ được khẳng định vị trí ở 1 đoàn hát tương đối lớn qua những vai tuồng xã hội Việt nam như Hoàng (Phụng và hoàng), Trà Mi (Hương sắc trà mi), Lan (Hoa phong lan). Ngoài ra Linh Huệ cũng diễn rất sắc nét qua các vai khác như: Sarết (Nàng Sarết), Sao Ly (Tình ca biên giới), Thị Lộ (Hạt bụi và non cao)… và trong giới cũng bắt đầu chú ý Linh Huệ, một khuôn mặt mới có giọng ca dài hơi và ngọt ngào.
    Cùng với ê kíp diễn viên trẻ có thực tài và một số diễn viên kinh nghiệm của đoàn Sài gòn 3 như Bảo Linh, Tuấn Thanh, Chí Hải, Vương Ngọc, Dương Thanh, Lan Chi, Văn Chung, Kim Quang, Bảo Chung, nữ nghệ sĩ Linh Huệ chói sáng giữa số đông diễn viên hùng hậu của đoàn Sài gòn 3 lúc bây giờ. Nếu tính từ lúc bắt đầu đứng SK hát cải lương (1978) thì chỉ có 3 năm sau Linh Huệ đã chiếm được vị trí tốt ở đoàn hát, ở TP. Còn nếu tính từ ngày về TP thì chỉ có 1 năm cô đã ở vào vị trí mà diễn viên khác hằng mơ ước.
    Đó là cả sự may mắn của cuộc đời đi hát của Linh Huệ để rồi 6 năm sau (1987) cô lại được đoàn Sài gòn 1 mời về hát để cô có dịp trui rèn thêm nghề qua những vở hát khác và thay Thanh Kim Huệ trong nhiều vai (lúc ấy Thanh Điền – Thanh Kim Huệ về đoàn Sài gòn 3) như: Thị Hến (Ngao Sò Ốc Hến), chị ba (Lọ nước thần), An Tư (Công chúa An Tư), Cô gái (Cô gái hát rong), Hoàng Hậu (Vua hóa Hổ), Tiêu (Tiếng hát người yêu),…
    Năm 1989, Linh Huệ về đoàn Văn công TP trong 6 tháng hát qua những vở như: Tiếng sáo đêm trăng, Khúc hát đoạn tình, Nợ tình,.… và rồi cô đi đoàn Sông bé 2, 6 tháng cùng hát với nam diễn viên Châu Thanh. Năm 1990 Linh Huệ lại trở về đoàn Sài gòn 3 diễn thành công thêm 2 vở mới loại xã hội là: Con thuyền không bến (vai Nga), Lâu đài trên cát (vai Hiếu).
    Trong năm 1991, Linh Huệ lại có dịp cộng tác thêm hai đoàn cải lương của thành phố nữa là đoàn 2-84 hát qua các vở: Gọi tên tình yêu, Chuyện tình hai thế hệ, Tiếng chuông thiên mụ, và đoàn Trần Hữu Trang 1 qua các vở: Lan huệ sầu ai, Bóng hồng sa mạc, Võ tòng sát tẩu.
    Sau 11 năm hát ở TP, Linh Huệ đã hát qua 6 đoàn hát cải lương: Trúc giang, Sài gòn 3, Sài gòn 1, Văn công TP, 2-84, Trần hữu trang 1 qua gần 40 vai khác nhau của đủ loại tuồng đã hình thành độ dài kinh nghiệm của 1 diễn viên SK cải lương. Nhưng người ta thấy nữ nghệ sĩ Linh Huệ….
    VẪN MÃI TÌM MỘT CON ĐƯỜNG
    Từ tháng 10 năm 1992, nữ nghệ sĩ Linh Huệ đột nhiên về cộng tác với đoàn cải lương Tây đô (Cần Thơ). Sự có mặt của Linh Huệ đã củng cố vững chắc đoàn Tây đô lúc bấy giờ với thành phần nghệ sĩ trẻ: Vương Thái, Vương Vũ, Vương Kiệt, Thanh tâm, Kiều Mỹ Dung, Ngân Thủy….
    Trong 2 năm đoàn Tây đô đã khá vững mạnh trên đường lưu diễn ở các tỉnh miền tây, và danh tiếng của Linh Huệ cũng nổi lên ở miền tây. Trước đây cô đã từng hát ở các tỉnh miền đông rồi về thành phố, rồi lại đi hát ở miền tây, có phải Linh Huệ đi tìm khán giả ái mộ ở một vùng khác? Nếu vậy, Linh Huệ còn được một số khán giả ở vùng khác (miền bắc) ái mộ khi cô cùng với đoàn Tây đô đi ra Hà nội biểu diễn phục vụ quốc hội khóa 9 (1993) và được bằng khen. Dư luận khán giả và báo chí ở miền bắc đã tỏ ra có cảm tình với nữ diễn viên Linh Huệ của đoàn Tây đô.
    Dù đi lưu diễn xa, giọng ca của Linh Huệ vẫn được các hãng băng ở thành phố chú ý nên cô thường xuyên được mời về thu băng. Cô đã thu trên 100 băng Audio và mấy mươi vở Video. Khán thính giả quốc nội, quốc ngoại hẳn đã biết qua những băng Audio: Nguyệt Hổ Vương, Cổ xe độc mã, Ma Nữ Truy Hồn, Phấn hương đoạt nhãn, Lệnh tử thần, Lưu Kim Đính, Tuyết kha, Lệnh truy nã, Hoa chùm gởi, Hàn tín Lã hậu, Ai cho tôi tình yêu,Tthanh xà Bạch xà, Sông dài, Yêu người điên, Gánh cỏ sông hàn, Hàn Mạc Tử,Ttrương chi Mỵ nương, Ngàn năm vẫn đợi, Đào hoa khách, Ba giai tú xuất, Công chúa cá vàng,Nữ Độc Thủ Cô Đơn, Độc Thủ Đại Hiệp, Khi Mặt Trời Tắt Nắng,Lỡ Bản Tình ca, Đứa con rơi, Vị Đắng 1 Cuộc Tình, Sương Mù Che Lối Em, Phận gái thuyền quyên, Vụ Án Đêm Noel, Bạn rừng năm cũ, … băng video có: San hậu, Hồn trương ba da hàng thịt, Chung vô diệm, Con cò trắng, Thach sanh Lý thông, Đời cô Hạnh, Con thuyền không bến, Má hồng soi kiếm bạc, Quân Vương và Thiếp, Trễ Đò….
    Con đường đi tìm khán giả của Linh Huệ, nếu có, thì có lẽ cô đã được phần nào mãn nguyện với số lượng khán giả đáng kể ở thành phố, miền bắc, và các tỉnh miền trung, miền đông, miền tây, kể cả những khán thính giả ở quốc ngoại. Tuy nhiên dường như đó chẳng phải là con đường mà Linh Huệ đang tìm. Đi lưu diễn xa, bao giờ Linh Huệ cũng theo dõi các hoạt động cải lương ở thành phố với một nỗi niềm riêng. Có phải cô đang bận tâm về một con đường nào đó làm cô khổ tâm trong những năm qua? Linh Huệ đã 5 lần được độc giả Báo SKTP bầu chọn: Danh ca vọng cổ được yêu thích nhất (1990), Diễn viên được yêu thích nhất năm 1990, Diễn viên dự giải THT được yêu thích nhất qua 3 năm liền: 1991, 1992, 1993. Nhưng chiếc Huy chương vàng của giải THT hai năm đầu đã xa tầm tay của cô là sự đớn đau lớn. Dù vậy mỗi lần được giải, trong các buổi lễ phát giải của Báo SKTP, dù cô đang hát ở tận phương nào cũng về thành phố lãnh giải, tham gia tiết mục biểu diễn và bao giờ cô cũng là người đầu tiên có mặt trong buổi lễ với hóa trang và trang phục biểu diễn sẵn sàng.
    KHU RỪNG KHÔNG BIÊN GIỚI
    Được tin mình đoạt Huy chương vàng giải THT năm 1993, nữ nghệ sĩ Linh Huệ không giấu được nỗi vui mừng và sự xúc động. Sau 15 năm đứng hát ở sân khấu, khổ cực và vinh quang cô đã trải qua nhiều rồi. Linh Huệ thành thật cho biết rằng, trong đời cô không vinh quang nào bằng vinh quang đoạt giải THT khẳng định một bậc thang nghề nghiệp, và cũng không có sự khổ cực nào bằng sự khổ cực đợi chờ được bước lên nấc thang nghề nghiệp đó.
    Sau một thời gian dài trên bước đi hành nghề ở sân khấu, nữ nghệ sĩ Linh Huệ đã tạo dựng sự nghiệp cho riêng mình bằng mồ hôi và nước mắt, bằng chính sự phấn đấu nghệ thuật không ngơi nghỉ. Khi đã tạo dựng sự nghiệp sân khấu bằng dấu ấn trong lòng khán giả và người trong giới rồi, đó phải chăng là tìm đúng và có được con đường trong bước đi nghệ thuật trong tương lai hay không? Linh Huệ đã cho biết rằng nếu nói “Con đường tự tìm đường đi, đi riết thành ra con đường” thì cô đã làm chuyện đó trong nhiều năm qua rồi, trải qua nhiều con đường hẹp, rộng, ngắn, dài, khó đi hoặc dễ đi và chiếc Huy chương vàng giải THT đối với cô quả là con đường mới mà cô được ban tặng, thênh thang và dễ dàng tiến bước nghệ thuật. Nhưng cô lại tự nghĩ, con đường nào – khó đi
    hay dễ đi – đối với 1 nghệ sĩ cũng đều là những con đường trong khu rừng nghệ thuật không bao giờ có lối ra, không bao giờ có biên giới. Vừa thoát khỏi khu rừng này đã có khu rừng khác lớn hơn mà kẻ lữ hành là người nghệ sĩ luôn luôn phải đột phá tiến lên chớ không phải ngồi yên trên đoạn đường trải thảm. Ta khóc hay cười, buồn vui, vinh quang hay thảm bại, hạnh phúc hay đau khổ, giàu sang hay nghèo khó cũng chỉ có ta và khu rừng nghệ thuật mà ta phải sống với nó với những hoàn cảnh khác nhau và sự phấn đấu của bản thân ta chớ không có cách khác. Còn nếu như ta ngồi yên, thì quả tình đây cũng là một con đường mới: Con đường rút lui khỏi vườn hoa nghệ thuật…

Source: zing

Tên Bài Báo về Linh HuệNgày Đăng
 Tuổi Trẻ Và Sự Nghiệp Nữ Nghệ Sĩ Linh Huệ 26 Tháng 10, 2015
 Vẫn Mãi Tìm Một Con Đường 13 Tháng 09, 2008
 Nữ Nghệ Sĩ Linh Huệ, Một Giọng Ca Tuyệt Vời Sớm Bị Lãng Quên! 08 Tháng 03, 2008
 Linh Huệ Trò Chuyện Về Cuộc Sống Và Nghề Nghiệp 07 Tháng 11, 2001
Linh Huệ Cải Lương
» Tiếu Ngạo Giang Hồ
» Gánh Cỏ Sông Hàn
» Độc Thủ Đại Hiệp
» Vẫn Ở Bên Anh
» Đào Hoa Khách
» Bạc Tình Lang
» Cạm Bẫy Đô Thành
» Cô Gái Tưới Đậu
» Bạc Tình Lang (Audio)
» Thần Điêu Đại Hiệp
» Lẩn Khuất Một Tên Người
» Phấn Hương Đoạt Nhãn
» Xin Xăm Cưới Chồng
» Đám Cưới Tréo Ngoe (Audio)
» Phấn Hương Đoạt Nhãn
» Lẫn Khuất Một Tên Người
» Cổ Xe Độc Mã
» Độc Thủ Đại Hiệp
» Yêu Người Điên
» Công Chúa Cá Vàng
» Anh Chồng Hờ
» Phấn Hương Đoạt Nhãn
» San Hậu
» Nguyệt Hổ Vương
» Phấn Hương Đoạt Nhãn
» Cạm Bẫy Đô Thành