Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ » Tiểu Sử Phạm Duy



    Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 - 27 tháng 1 năm 2013[1]), tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc người Việt Nam. Ông được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường kết hợp những yếu tố của âm nhạc cổ truyền Việt Nam với các trào lưu, phong cách mới, tạo nên nhiều tác phẩm có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị.Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính trị.
    Khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó quản lí và ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp tục tự do hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực dành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông di tản sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975.
    Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến lại. Tính cho tới tháng 1 năm 2014, có 244 ca khúc được cấp phép lưu hành (trong số đó có 53 ca khúc ngoại quốc do ông đặt lời Việt), trong số khoảng một ngàn sáng tác của ông.

Source: wikipedia

Phạm Duy Nốt Nhạc
» Tình Cho Không Biếu Không
» Trở Về Mái Nhà Xưa
» Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang
» Ngày Tân Hôn
» Thuyền Viễn Xứ
» Cây Đàn Bỏ Quên
» Giọt Mưa Trên Lá
» Cánh Buồm Xa Xưa
» Còn Chút Gì Để Nhớ
» Em Hiền Như Ma Soeur
» Ngày Xưa Hoàng Thị
» Nghìn Trùng Xa Cách
» Kiếp Nào Có Yêu Nhau
» Bao Giờ Biết Tương Tư
» Vũ Nữ Thân Gầy
» Hẹn Hò
» Bà Mẹ Quê
» Quê Nghèo
» Tiễn Em
» Tiếng Đàn Tôi
» Việt Nam Việt Nam
» Nha Trang Ngày Về
» Chuyện Tình
» Hoa Rụng Ven Sông
» Khúc Hát Thanh Xuân
» Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà