Tên thật Nguyễn Vĩnh Cát
Năm sinh 12/12/1934
Quê quán Ân Thi, Hưng Yên
Chỗ ở hiện tại
Nơi công tác
Điện thoại
Email
Tên khai sinh của ông là Nguyễn Vĩnh Cát. Sinh ngày 12 tháng 12 năm 1934. Quê ở làng Đào Xá, Kim Thi, Hưng Yên. Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội. Đã nghỉ hưu, hiện ở quận Ba Đình, Hà Nội.
Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Cát sinh hoạt trong Đoàn Thiếu nhi Nghệ thuật của Nha Tuyên truyền Trung ương do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phụ trách. Là học viên Khoa Sáng tác đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam, sau đó tu nghiệp tại Nhạc viện Alma-Ata (nước Cộng hòa Kazacxtan).
Ngay từ năm 1959, ông đã là giáo viên, sau nhiều năm dạy học, đến năm 1976 ông được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Âm nhạc Việt Nam và từ năm 1982, ông là Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội. Đến năm 1984, ông chuyển công tác về Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, làm Phó Giám đốc rồi Giám đốc. Ông đã được Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư năm 1992.
Vĩnh Cát là một trong những nhạc sĩ vừa sáng tác thanh nhạc, vừa có nhiều tác phẩm khí nhạc.
Tác phẩm:
- Ca khúc: Vườn nhãn quê hương; Bạn ơi, hãy nghe Bến Hải tâm tình; Hà Nội của ta; Sông Đà, nhịp điệu mùa xuân; Ngôi sao Hà Nội; Tuổi trẻ chúng tôi; Sa Pa, thành phố trong sương...
- Khí nhạc: Bản giao hưởng số 1, Cuộc đối đầu lịch sử, Tiếng võng ru (piano), Miền Nam có bông sen trắng, Rừng xuyên Tây Nguyên (violon), kịch múa Hái hoa dâng Bác (cùng viết với Lưu Hữu Phước và Vĩnh Long), giao hưởng thơ Tuổi trẻ anh hùng(1966), Ngàn năm khoảnh khắc (2000), Đây sông Hồng sông Cái (concerto viết cho violon và dàn nhạc giao hưởng), Khụng chỉ là huyền thoại (giao hưởng lớn 5 chương)
Đã xuất bản tuyển tập Sa Pa, thành phố trong sương (Nxb. Văn hóa, 1985), Tuyển tập ca khúc Vĩnh Cát và băng cassette (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và DIHAVINA, 1996).
Các ca khúc do Vĩnh Cát sáng tác:
- Có chúng tôi sẵn sàng
- Hà Nội của ta
- Hà Nội thủ đô ta đó
- Kỷ niệm trái tim
- Sa Pa thành phố trong sương
- Vườn nhãn quê hương
Source: hoiamnhactphcm |
|