Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Sầu Nữ Út Bạch Lan Hồng Nhan Đa Truân Ca Sĩ: Út Bạch Lan    
Ngày Đăng: 29 Tháng 04 Năm 2011

Chất giọng trong veo như pha lê, cách vô vọng cổ nhẹ nhàng không gắng hơi như chiếc lá rơi nhè nhẹ trong gió khiến các ký giả đặt ngay cho cô đào có nguồn gốc cái bang này hàng loạt danh hiệu: Nữ hoàng vọng cổ, Đệ nhất đào thương, Vương nữ sương chiều, Sầu nữ liêu trai… Cái danh hiệu "Sầu nữ Út Bạch Lan" được người ta sử dụng nhiều nhất.

Những năm 1950 - 1960, giới hâm mộ cải lương chọn Út Trà Ôn làm "vua vọng cổ" cho giọng ca nam. Trong khi đó, các giọng ca nữ vẫn chưa có giọng trẻ nào thay thế lớp kỳ nữ cùng thời Phùng Há, ngoại trừ nghệ sỹ Thanh Hương (vợ nghệ sỹ hài Văn Chung). Tuy nhiên, giới hâm mộ cải lương không hài lòng khi xếp giọng ca Thanh Hương vào vị trí cao nhất của các giọng oanh vàng.

Bất ngờ một cô bé trong giới ăn mày bước lên sân khấu đã thu hút sự chú ý của giới ký giả sân khấu Sài Gòn. Chất giọng trong veo như pha lê, cách vô vọng cổ nhẹ nhàng không gắng hơi như chiếc lá rơi nhè nhẹ trong gió khiến các ký giả đặt ngay cho cô đào có nguồn gốc cái bang này hàng loạt danh hiệu: Nữ hoàng vọng cổ, Đệ nhất đào thương, Vương nữ sương chiều, Sầu nữ liêu trai… Cái danh hiệu "Sầu nữ Út Bạch Lan" được người ta sử dụng nhiều nhất.

Từ đó, Út Bạch Lan hợp cùng giọng Út Trà Ôn mở một trào lưu vọng cổ mới, nhịp 32 lên tới đỉnh cao trong hệ thống bài bản cải lương. Cả hai đã tạo một cơn sốt trong làng đĩa nhựa Sài Gòn.

Từ cô bé ăn xin đến nữ hoàng vọng cổ

Cuộc đời NSƯT Út Bạch Lan có nhiều thăng trầm, hèn vinh, cay đắng pha lẫn ngọt ngào. Nhưng có lẽ phần trầm, hèn, cay đắng nhiều hơn phần vinh, thăng, hạnh phúc. Suốt cuộc đời bà là một chuỗi ngày buồn thê lương.

Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang. Đó là quê nội. Quê ngoại của bà ở Thủ Thiêm, Sài Gòn. Cha bà là một nài ngựa danh tiếng ở Phú Thọ. Cha bỏ rơi mẹ con bà để chạy theo cuộc tình mới. Mẹ bà không còn nơi nương tựa đành gửi bà cho một gia đình gần trường đua Phú Thọ rồi sống kiếp ăn xin.

Người cha nuôi của bà tên là Bảy Huồng, có đến 8 người con đã đặt cho bà tên là Út Lùn cho dễ nuôi. Một thời gian sau, mẹ bà trở lại đón bà. Hai mẹ con lấy vỉa hè Sài Gòn làm chốn dung thân và sống bằng lòng hảo tâm, bố thí của người qua đường. Khi ấy, bà mới 5 tuổi.

Bà đã học những câu ca vọng cổ đầu đời từ người mẹ để cất tiếng cầu cứu lòng từ thiện của khách bộ hành vỉa hè: Từ là từ phu tướng/ Bảo kiếm sắc phong lên đàng/ Vào ra luống trông tin chàng… Đường dù xa ong bướm/ Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang/ Đêm luống trông tin bạn/ Ngày mỏi mòn như đá vọng phu… Giọng hát ngây thơ trong trẻo của Út Lùn đã giúp hai mẹ con tạm đủ cơm canh qua ngày.

Một hôm, đang lang thang hát dạo, hai mẹ con bà bắt gặp hai mẹ con ăn xin đồng cảnh. Đứa con trai mù, tên Đinh Văn Dậm, trạc 9 tuổi ôm đàn ghi ta phím lỏm dắt mẹ đi ăn xin (Sau này, đứa con trai mù ấy trở thành đại danh cầm ghi ta vọng cổ Văn Vỹ). Hai bà mẹ kết nghĩa chị em. Văn Vỹ dạy Út Lùn nhịp hát. Đó là người thầy thứ hai trong đời nữ NSƯT Út Bạch Lan.

Ban ngày, Út Lùn và Văn Vỹ dắt tay nhau lê la khắp chợ Lớn (cũ) tức chợ Bình Tây (hiện tại) để ăn xin. Em gái Út Lùn hát và anh nuôi Văn Vỹ đệm đàn. Đêm về, cái gia đình ăn xin gồm 2 bà mẹ và 2 đứa bé "nghệ sỹ" chui vào các sạp thịt làm chỗ nghỉ ngơi. Văn Vỹ dạy thêm bài bản vọng cổ cho Út Lùn vào những đêm đầu đường xó chợ như thế.

Tiếng đàn điêu luyện và tiếng hát ngọt ngào của 2 đứa trẻ ăn xin trở nên nổi tiếng khắp vùng chợ Lớn, lọt đến tai nghệ sỹ cải lương Năm Cần Thơ, biên tập viên của chương trình vọng cổ Đài Phát thanh Pháp - Á. Nữ nghệ sỹ Năm Cần Thơ đi tìm hai "nghệ sỹ" ăn xin lôi về đài thu âm thử. Nghệ sỹ Thành Công cũng là biên tập viên ở đó đã bị giọng ca của Út Lùn và tiếng đàn điêu luyện của cậu bé mù Văn Vỹ hớp hồn. Ông quyết định thu âm luôn bài "Trọng Thủy - Mỵ Châu".

Sau khi thu âm xong, nghệ sỹ Thành Công ngồi suy nghĩ tìm cho Út Lùn một nghệ danh. Ông chọn cái tên Bạch Lan cho Út Lùn. Út Lùn xin thêm chữ "Út". Từ đó, trong giới vọng cổ có thêm một tài danh mới: Út Bạch Lan. Năm đó Út Bạch Lan 11 tuổi.

Văn Vỹ cũng bắt đầu tạo được thương hiệu cho mình kể từ ngày đặt chân vào phòng thu âm tại Đài Phát thanh Pháp - Á.

Tuy được một món tiền kha khá nhưng vẫn chưa đủ để thoát kiếp ăn xin, 4 con người tội nghiệp đó tiếp tục sống vỉa hè. Một người đàn ông tốt bụng xót thương gia cảnh của họ, gợi ý cho Văn Vỹ và Út Bạch Lan mở lớp dạy ca vọng cổ. Ông ta mua tre lá, che cho cái gia đình ăn xin ấy một cái chái sát nhà ông. Ông kiếm một tấm tole vẽ nguệch ngoạc: "Lớp dạy ca cổ". Lúc đầu chỉ vài người học. Sau nhờ giọng ca mỹ miều của Út Bạch Lan và tiếng đàn thần sầu của Văn Vỹ đã thu hút học trò đến nườm nượp. Nhờ vậy, cái gia đình 4 người ấy thoát kiếp ăn xin.

Chương trình ca cổ của Đài Phát thanh Pháp - Á đã đưa tiếng đàn Văn Vỹ và giọng ca Út Bạch Lan vang xa. Bà bầu Bảy Cang (con gái của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh) của đoàn cải lương Đồng ấu Kim Khánh đã rước Út Bạch Lan về đoàn mình. Một đoàn cải lương khác cũng đến đón Văn Vỹ. Từ đó, hai anh em chia tay nhau, mỗi người một hướng nhưng song song nhau trên con đường danh vọng.

Do bị các bạn diễn ăn hiếp, Út Bạch Lan rời bỏ đoàn cải lương Đồng ấu Kim Khánh và đầu quân cho đoàn Thanh Minh (tiền thân của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga). Ở đoàn này, Út Bạch Lan gặp được người thầy thứ 3, đó là soạn giả Viễn Châu.

Cho đến tận bây giờ, khi tuổi đã xế chiều, NSƯT Út Bạch Lan vẫn luôn nhắc đến ơn nghĩa dạy dỗ tận tình của "ba Viễn Châu". Chính soạn giả Viễn Châu là người tạo nên "hồn vía" cho giọng ca thướt tha, mượt mà, điêu luyện của Út Bạch Lan. Ông đã tận tình chỉ dạy Út Bạch Lan từng cách thở, cách nhấn nhá, cách hành văn sắp nhịp. Suốt 50 năm qua, đẳng cấp kỹ thuật ca vọng cổ của bà vẫn độc nhất vô nhị, chưa có người thay thế.

Dù đọc viết chưa rành nhưng nhờ trí nhớ tốt, nhờ lòng đam mê hát cải lương nên Út Bạch Lan học hành mau thuộc. Bà lại không câu nệ vai diễn. Được sắp vai đào tỳ nữ, đào múa, đào con gì bà cũng nhận chứ không chảnh chọe như các nữ diễn viên khác. Không bao lâu sau, các vai Sơn nữ Phà Ca (Người vợ không bao giờ cưới), Hương (Nửa đời hương phấn); các vai phụ trong các vở "Chưa tắt lửa lòng", "Thuyền ra cửa biển", "Nửa bản tình ca", "Áo trắng nàng Mộng Trinh"… đã tạo cái cớ chính đáng để hàng trăm bài báo ca ngợi cái nghệ danh Út Bạch Lan.

Mỗi lần Út Bạch Lan bước ra sân khấu là khán giả khóc sướt mướt bởi cách diễn, cách ca nhập tâm của bà. Út Bạch Lan trở thành ngôi sao mới và sáng nhất trong bầu trời cải lương Nam bộ lúc bấy giờ.

Năm 1955, khi đã có một số vốn kha khá, Út Bạch Lan hợp cùng Thanh Tao, Thúy Nga và Út Trà Ôn lập đoàn Kim Thanh. Đoàn khai cờ tại rạp Aristo (Trung Ương hí viện) - ở đường Lê Lai, Sài Gòn vào ngày 4/1/1955. Hàng đêm, bốn giọng ca vàng thuở đó đã khiến khán giả ùn ùn vào mua vé xem đến "bể rạp" (từ của giới cải lương ám chỉ: Khán giả chật rạp, không còn chỗ ngồi).

Sau hai năm hợp tác thành công, mãn hợp đồng, Út Bạch Lan rời đoàn Kim Thanh về đầu quân cho đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Từ đoàn này, bà gặp và yêu say đắm nghệ sỹ Thành Được. Lúc đó, Thành Được chưa là một ngôi sao cải lương mới. Chính bà đã nhờ soạn giả Viễn Châu và nghệ sỹ Phùng Há truyền nghề cho Thành Được.

Được hai nghệ sỹ bậc thầy dạy dỗ, cộng với nữ tài danh Út Bạch Lan "hát cặp", Thành Được dần lóe sáng. Cả hai trở thành một cặp tài danh thu hút khán giả về cho đoàn Thanh Minh - Thanh Nga bởi những tuồng Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng, Tấm lòng của Biển, Rồi Ba mươi năm sau, Tiếng hạc trong trăng, Tình xuân muôn tuổi… Tiền cát xê hàng đêm của Út Bạch Lan lên đến 2 triệu đồng bạc (tương đương giá trị 1/3 giải trúng số độc đắc thời bấy giờ).

Hồng nhan bạc phận

Xinh đẹp và nổi tiếng, bà được các hãng phim mời nhận vai, mời làm người mẫu chụp ảnh in lịch tờ. Tiếng hát của bà lay động tâm can giới bình dân lẫn các mệnh phụ phu nhân. Mỗi điểm diễn của Út Bạch Lan, bà "Bảy" tức bà Sáu Thiệu (vợ Nguyễn Văn Thiệu) đều gọi "dây nói" đến tận hậu đài hỏi thăm. Có một dạo, cứ mỗi lần cánh màn nhung khép lại đêm diễn là bà nhận được một bó hoa tươi có kèm theo "chút quà nho nhỏ nhưng đắt tiền". Không ai biết chủ nhân bó hoa tươi đó là ai.

Một chuyến từ thiện của NSƯT Út Bạch Lan (Hàng trước bìa trái).

Nhưng người ta đoán, chủ nhân có những bó hoa tươi ấy phải thuộc giới thượng lưu mới đủ khả năng mua "chút quà nhỏ" gửi kèm. Sự việc ấy kéo dài rất lâu rồi tự dưng biến mất. Cho đến tận bây giờ, bà và đồng nghiệp thuở đó vẫn chưa biết nhân vật bí mật ấy là ai. Có người nghi vấn đó là "Tổng thống Thiệu" nhưng bà khẳng định điều đó không đúng. Một số tướng tá Việt Nam Cộng hòa si mê bà đến lẩn thẩn. Có người, cứ mỗi đêm diễn của bà, đã bỏ tiền mua đứt một hàng ghế "danh dự", không cho ai ngồi. Một viên thiếu tá Tổng nha Cảnh sát đã yêu bà đến độ cấm không cho bà diễn những đoạn mùi mẫn với kép.

Chủ đoàn và đạo diễn đành phải cho cắt những đoạn diễn ấy nếu đêm diễn có ông khách đó ngồi dưới hàng ghế khán giả. Để không phụ lòng khán giả, đêm nào ông ấy không có mặt, bà và kép mới dám diễn đúng tuồng. Ấy vậy mà, có lần, khi mở màn, bà không thấy ông đến đã bảo bạn diễn cứ diễn "nguyên". Đến đoạn cao trào tình cảm trong tuồng, vai nữ do bà thủ diễn phải ngất xỉu để bạn tình bế lên. Bà vừa chuẩn bị xỉu thì anh kép liếc mắt xuống khán giả thấy viên thiếu tá đang ngồi xem chăm chú đã hoảng hốt không chìa tay ra bế bà. Thế là bà ngã oạch xuống sàn.

Đêm đó, bà nói thẳng với viên thiếu tá: Đời tôi có 2 điều đừng ai đụng chạm tới. Một là không ai có quyền mắng cha mẹ tôi. Điều thứ hai là không ai có quyền cấm tôi diễn. Nếu không được diễn, tôi thà chết. Nếu anh thương tôi thì đừng cản trở tôi đi hát". Cũng may, viên thiếu tá ngộ ra, thế là từ đó, bà được diễn thoải mái.

Thành công trong thế giới nghệ thuật cải lương nhưng bà lại luôn là kẻ thua cuộc trong tình trường. Cuộc đời bà khổ đau, ngang trái và bi thương như những vai diễn sầu thương của bà trên sân khấu. Cuộc đời bà bi thương đến đâu, soạn giả Viễn Châu sáng tác bài ca vọng cổ cho bà đến đó. Những bài ca "Phận làm dâu", "Hoa lan trắng", "Tình Lan và Điệp"… là những tác phẩm sáng tác riêng cho bà. Bà và Út Trà Ôn trở thành cặp song ca đắt giá nhất của các hãng đĩa nhựa.

Bà yêu nghệ sỹ Thành Được như yêu sân khấu. Thuở hai người còn mặn nồng, bà và Thành Được được đánh giá là cặp diễn viên "thanh sắc lưỡng toàn". Bà và Thành Được đã làm sân khấu Kim Chưởng rực rỡ rồi tổ chức một đám cưới hoành tráng do nghệ sỹ Phùng Há và nghệ sỹ Kim Chưởng đứng ra tác hôn. Hai cái tên Út Bạch Lan - Thành Được như một biểu tượng khó có thể thay thế của nghệ thuật cải lương một thời. Ấy vậy mà cuộc tình đó không tròn vẹn.

Tuy có lúc là nghệ sỹ triệu phú nhưng khi về già, bà lại sống trong cảnh nghèo. Giải đáp điều này, nhiều nghệ sỹ cải lương cùng thời với bà cho biết, do cái tính thương người, bà sẵn lòng giúp đỡ bất cứ ai, kể cả lạ, quen. Bà là người không biết đếm tiền và không biết giữ tiền.

Bây giờ, đã 76 tuổi, tuy sống trong cảnh nghèo khó đạm bạc với 4 đứa con nuôi (là con của một người em đã qua đời) trong một căn hộ chung cư trên đường Trần Hưng Đạo, bà vẫn đi làm từ thiện hàng ngày

Sources: baomoi

Út Bạch Lan
Tiểu Sử Út Bạch Lan
  » Thanh Sang, Út Bạch Lan Và Hơn 100 Nghệ Sĩ Qua Tranh Sơn Dầu
  » Nghệ Sĩ Cải Lương Bạch Lan Qua Đời Vì Ung Thư Phổi
  » Gia Đình Cố Nghệ Sĩ Út Bạch Lan Từ Chối Làm Hồ Sơ NSND cho bà
  » NSƯT Diệu Hiền Mặc Áo Cố Nghệ Sĩ Út Bạch Lan Trên Sân Khấu
  » Khán Giả Cầm Lan Trắng, Đội Mưa Tiễn Biệt 'Sầu Nữ' Út Bạch Lan
  » 'Sầu Nữ' Út Bạch Lan Qua Đời
  » NSƯT Út Bạch Lan: "Đời Tôi Vui Nhiều Hơn Buồn!"
  » "Sầu Nữ" Út Bạch Lan Nhập Viện Khẩn
  » Nghệ Sĩ Về Chiều: Bệnh Tật, Nghèo Khó, Cô Độc (*): Mơ Đêm Diễn Cuối Cùng
  » Nghệ Sĩ Về Chiều: Mơ Đêm Diễn Cuối Cùng
  » "Sầu Nữ" Út Bạch Lan Tích Cực Làm "Người Đưa Đò"
  » Lớn Lên Bên Cánh Gà Sân Khấu: Bài Học Khiêm Nhường
  » Lớn Lên Bên Cánh Gà Sân Khấu
  » "Sầu nữ" Út Bạch Lan Thăng Hoa Trên Sân Khấu
  » Út Bạch Lan: 'Tôi Không Muốn Xin Danh Hiệu Nghệ Sĩ Nhân dân'
  » NSƯT Phượng Loan Khuyên Nghệ Sĩ Trẻ Học Đàn Bầu
  » Tiếc Gì Danh Hiệu NSND?
  » NSƯT Út Bạch Lan An Nhàn Tuổi "Xế Chiều"!
  » "Sầu Nữ" Út Bạch Lan Dốc Sức Cho Lễ Phật Đản
  » Những Bài Vọng Cổ Vang Bóng - Kỳ 2: 'Hoa Lan Trắng' Sn Ủi Một Cuộc Đời
  » Thế Hệ Vàng Cải Lương Bộc Bạch Những Trăn Trở!
  » Nghệ Sĩ Sân Khấu Kể Chuyện Vui, Buồn Nghiệp Diễn
  » Chữ Tâm Trong Đời Sầu Nữ Út Bạch Lan
  » "Sầu Nữ" Út Bạch Lan Tất Bật Làm Từ Thiện
  » NSND Kim Cương Bật Khóc Trong Chương Trình Nghệ Sĩ Tri Âm